KIỂU TƯ DUY NGẮN HẠN CỦA NGƯỜI VIỆT
Đọc đâu đó trên báo, có một anh thanh niên bỏ phố về quê, từ giã cuộc sống văn phòng để lăn lộn trên vùng đất quê nghèo không còn trù phú vì đang bắt đầu những ngày thiếu nước gây hạn mặn cằn cỗi. Anh ta nói: “Trên thế giới có những vùng đất không có nước ngọt, thời tiết khắc nghiệt, nhưng con người ở đó vẫn đủ sức cải tạo biến đổi nó, thì khó khăn ở đây vẫn chưa đến mức đáng lo ngại.” Anh bắt tay vào việc thực hiện ngăn mặn, thay đổi giống cây trồng cho phù hợp thổ nhưỡng và thời tiết, bắt đất đai trả lại trái ngọt như mong muốn. Anh ta còn nhìn ra quy luật thị trường để sản xuất thứ mọi người cần, chứ không phải nhắm mắt chỉ làm những gì mình thích hoặc nghe nói. Và anh đã thành công khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch làm giàu ngay trên vùng đất mà bao nhiêu người khác thì khốn khổ vì thất bát mất mùa dẫn đến nguy cơ phá sản phải rời bỏ quê lên thành phố tha phương cầu thực. Cùng là con người như nhau, nhưng tư duy khác nhau quyết định số phận của mỗi người.
Lâu lâu cứ nghe trên báo chí đăng cái câu: “Được mùa mất giá, được giá thì mất mùa”, rồi dăm ba tháng lại thấy hô hào giải cứu thứ này thứ khác để giúp nông dân vượt qua nguy cơ phá sản khi cứ liên tục phải chặt bỏ vì không ai mua sản phẩm làm ra. Có một quy luật trên thị trường mà ai cũng biết, cái gì thiếu thì giá đắt, thứ gì sản xuất tràn lan thì rẻ mạt mà chẳng ai mua, vì nhiều quá mua sao hết? Nhưng hình như mọi người làm lơ như chưa hề nghe ai nói về quy luật đó.
Vậy thì tại sao ai cũng cứ đổ xô chỉ trồng một loại nông sản? Nghe các con buôn Trung quốc rỉ tai: “hà, cái lầy ở lước ngộ đang cần á! Lị trồng ra pi nhiu ngộ mua hết!”. Thế là người người nhà nhà lao vào trồng thôi. Lúc nó nói thì đang là 100 đồng /kg, khi trồng ra sản lượng cung vượt cầu, nó ép giá xuống còn 10 đồng cũng phải bán, nếu không bán được thì chặt phá đổ bỏ. Đó là còn chưa nói cái chiêu đánh phá kinh tế bằng cách xúi nông dân trồng trọt cho đã rồi trốn mất chẳng ai mua. Haizzzza, tao nói chuyện dzui thôi mà mày nghe, ngu thì ráng chịu li há !!! Hẩu lớ.
Tôi không bàn chuyện chính trị ở đây nha, chỉ muốn nêu vài ví dụ nhỏ về thói ù lì tư duy khi làm kinh tế của người Việt. Thiệt là bực mình quá đi !
Lại còn cái vụ người nông dân không dám ăn thứ mình làm ra, chỉ vì muốn nâng cao sản lượng, làm đẹp hình thức nên họ vô tư bón vào cây trồng bao nhiêu loại thuốc thang, hóa chất độc hại. Lối tư duy chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt không nghĩ đến tác hại lâu dài cho người dùng và cả uy tín bản thân.
Một chuyện khác nữa về cách làm ăn của phần đông người Việt. Khi cần mua một món đồ dùng, Bạn vào phố người Hoa ở Chợ lớn. Có khi nguyên cả một dãy phố chỉ bán độc có một thứ. Nhưng bạn tin đi, vô cửa hàng nào thì cũng chỉ nghe báo cùng một giá y chang nhau cho thứ Bạn cần mua. “Mua đâu cũng vậy thôi, mua giùm tui cảm ơn!” Họ nói như thế khi thấy Bạn đi khảo giá. Họ quan niệm, để giữ giá trị cho món hàng họ đang kinh doanh, sẽ không có chuyện hạ giá bán rẻ hơn cửa hàng kế bên để kéo khách. Nói vậy Bạn hiểu rồi đó, trong thương mại có nhiều cách để cạnh tranh, nhưng không phải bằng cách đại hạ giá. Làm vậy là tự giết mình. Cả khu phố người Hoa đồng lòng làm như thế, cùng nhau kinh doanh và cùng nhau lớn mạnh.
Còn người Việt thì khác à nha. Cửa hàng bên đây bán 10 đồng, thì cửa hàng kế bên sụt giá còn 9 đồng. Thấy vậy cửa hàng 10 đồng đại hạ giá còn 8 đồng. Mày muốn chơi hả, tao cho mày chết. Coi thằng nào ngon ! Cửa hàng thứ ba bên kia đường nghe phong phanh chuyện đấu đá, bèn âm thầm giảm xuống còn có 5 đồng bằng luôn giá vốn. Tao chơi lớn, cho bọn bây chết hết, coi thằng nào sống sót. Vậy đó, cái kiểu cùng nhau dũng cảm lao xuống hố, chỉ có ở người Việt. Hahahaha…
Không chỉ trong nước, người Việt hải ngoại cũng y chang. Tưởng ra xứ người, ở nơi văn minh tiến bộ thì con người cũng phải thay đổi ít nhiều. Nhưng không, truyền thống dân tộc dễ gì bỏ. Nghe một Youtuber việt kiều Mỹ kể lại chuyện các tiệm Nail của người Việt cho người do thám, nói xấu lẫn nhau, hoặc dựng chuyện report với chính quyền để hãm hại, triệt hạ nhau, quyết cạnh tranh bằng mọi thủ đoạn. Thiệt là bó tay.
Thay vì đoàn kết, cùng hợp lực nâng đỡ lẫn nhau khi bôn ba xứ người. Thì họ thản nhiên đạp lên nhau để sống.
Thời gian sau này tui thấy ai cũng mở miệng bô bô cái câu: “Giờ là thời công nghệ 4.0, mình phải làm ăn sao cho kỹ thuật hiện đại chứ”, thế là trên Facebook nhan nhãn các status chào hàng: “Sản phẩm của tui là đồ nhà làm, hàng chính hãng nhé. Ai mua ở đâu rẻ hơn tui đền gấp đôi”. Những ai nhẹ dạ cả tin bèn lao vào order, mua đồ thời trang nhưng rồi nhận ngay giẻ rách là chuyện không hiếm gặp. Họ không hiểu làm ăn chụp giựt thì chỉ được một lần thôi hay sao? Phải thấy được trước sau gì cũng sẽ tự đóng cửa dẹp tiệm và còn dính đến pháp luật vì lừa đảo nữa chứ !
Chỉ vì tư duy hạn hẹp, không suy nghĩ thấu đáo trước khi làm một việc gì, bao nhiêu người tự nguyện trở thành nạn nhân của các bãy lừa kinh điển. Những chuyện bể hụi, huy động vốn, bán hàng đa cấp sẽ vẫn còn tồn tại và có tác dụng cho đến khi nào người ta bớt hám lợi và bớt lười biếng khi suy nghĩ.
Cái kiểu tư duy thiển cận của con người tai hại thế nào thì ai cũng thấy. Đã đến cái thời đất đai không còn mầu mỡ, thủy hải sản cạn kiệt vì khai thác kiểu lạm sát mà không tái tạo. Người nông dân phần đông bỏ quê lên tỉnh để làm lao động giản đơn. Kẻ xấu ngày càng lừa đảo tinh vi. Đất nước đã hết tài nguyên thuận lợi sẵn có, nỗi khó khăn ngày càng lớn dần. Cuộc đấu tranh sinh tồn sẽ ngày càng khắc nghiệt. Phải tư duy sâu xa hơn nữa, về kế hoach và chiến lược dài hơi cho cuộc sống của mình trở nên an toàn vững chắc và hiệu quả.
Cuộc sống đòi hỏi không chỉ nhiệt huyết là đủ, mà bắt buộc phải có kiến thức. Muốn có kiến thức thì phải học. Học không cũng chưa đủ. Cần phải kiên trì bền bỉ để thực hiện công việc của mình. Mỗi công việc mưu sinh, dù lớn dù nhỏ cũng phải có kế hoạch, như một dự án. Phải biết dự báo cung cầu, dự trù khó khăn, chuẩn bị phương án khắc phục khi gặp khó. Đừng sống kiểu ăn xổi ở thì, được chăng hay chớ. Chẳng ở đâu mà dễ dàng cả. Chỉ thành công khi chúng ta biết tự trang bị tri thức và có một bản lĩnh nhất định nào đó như cái anh chàng mà tôi nhắc tới ở đầu câu chuyện. Chúc mọi người suy nghĩ chin chắn để tìm ra con đường của chính mình.
Cảm ơn các Bạn đã nghe câu chuyện. Xin các Bạn một Like nếu thấy thích bài viết, các Bạn nhé.
Comments
Post a Comment
CAFE SAIGON cảm ơn bình luận của Bạn.